Mỗi năm vào dịp Tết đến xuân về, người người nhà nhà lại hân hoan, náo nức đến tham quan và chiêm bái tại Tây Yên Tử. Đến đây, du khách sẽ không khỏi ấn tượng bởi những giá trị văn hóa, lịch sử, tôn giáo mà nơi đây đang lưu giữ mà còn được ngắm nhìn những công trình kiến trúc vô cùng độc đáo.
Nếu như bạn đang có dự định đi đến Tây Yên Tử Bắc Giang mà không biết bắt đầu từ đâu, thì bài viết này dành cho bạn đó! Ngày hôm nay, hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về kinh nghiệm du lịch 2 ngày 1 đêm ngay thôi nào!
Giới thiệu sơ lược về Tây Yên Tử
Tây Yên Tử là hệ thống các khu di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh nằm dọc theo sườn phía Tây và phía Bắc của dãy núi Yên Tử, tọa lạc tại tỉnh Bắc Giang. Nơi đây hiện đang lưu giữ và bảo tồn nhiều công trình kiến trúc như: Chùa, tháp, di tích lịch sử gắn liền với thiền phái Trúc Lâm Yên Tử vào thời kỳ nhà Trần. Khu du lịch tâm linh – sinh thái Tây Yên Tử ra đời nhằm tái hiện lại con đường phật pháp của Phật hoàng Trần Nhân Tông. Hiện nay, nhiều du khách vẫn lầm tưởng rằng để lên Yên Tử chí có một cách duy nhất là đến với tỉnh Quảng Ninh mà không hề biết rằng theo như ghi chép, cánh cung bên tỉnh Quảng Ninh hiện giờ được gọi là Đông Yên Tử và cánh cung còn lại là Tây Yên Tử. Nếu như Đông Yên Tử được biết đến là nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông tu hành và giữ xá lị của Ngài sau khi qua đời, thì Tây Yên Tử chính là con đường truyền bá giáo lý phật pháp của Ngài. Hiện nay, tuyến cáp treo tại khu di tích Yên Tử đã được đưa vào hoạt động. Nhờ vậy mà du khách bây giờ chỉ cần mất 10 phút từ dưới ga đi lên và đi bộ chỉ vài trăm bước là đã đến được chùa Đồng.
Hướng dẫn di chuyển đến Tây Yên Tử
Để đến được Tây Yên Tử, bạn có thể lựa chọn nhiều phương tiện khác nhau và di chuyển theo các cung đường dưới đây:
Đối với xe máy: Từ trung tâm thành phố Hà Nội, bạn đi lên Cầu Vĩnh Tuy rồi đi chếch sang trái để vào đường Nguyễn Văn Ninh. Sau đó, bạn đi theo đường quốc lộ 1A khoảng 46km và rẽ trái phường Cong. Tại vòng xuyến, bạn đi theo lối ra thứ nhất nhất để đi vào đường tỉnh lộ 293. Cuối cùng, bạn rẽ phải vào đường 298 rồi sau đó đi thẳng khoảng 3km là đã đến Tây Yên Tử.
Đối với ô tô: Từ trung tâm thành phố Hà Nội, bạn rẽ trái vào phường Nam Xã rồi nhập vào cầu Vĩnh Tuy. Sau khi đi trên cầu Vĩnh Tuy khoảng 3,6km, bạn đi chếch về phía bên phải để đi lên đường cao tốc Hà Nội – Bắc Giang. Ra khỏi cao tốc, bạn đi về phía bên phải để đi trên đường tỉnh lộ 293. Cuối cùng, tại vòng xuyến, bạn đi theo lối ra thứ hai và đi thẳng khoảng 1,2km là tới Tây Yên Tử.
Lưu ý: Bạn nên tải ứng dụng Google Maps về điện thoại và quan sát các biển chỉ dẫn bên đường để đến Tây Yên Tử một cách thuận lợi hơn nhé!
Du lịch Tây Yên Tử hai ngày có gì hấp dẫn
Đến với khu di tích Tây Yên Tử, bạn không chỉ được ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ mà còn được chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc tuyệt đẹp và lắng nghe những câu chuyện gắn liền với nơi đây. Hãy trải nghiệm hết những điều thú vị sau đây trước khi rời xa tại Tây Yên Tử nhé:
Cổng Tam Quan: Cổng được xây dựng vô cùng bề thế dựa theo vọng cảnh của vua chúa khi xưa. Chắc hẳn, khi đứng trên tầng hai và nhìn xuống công trình nghệ thuật phía dưới bạn sẽ nhận ra công trình này được mô phỏng theo la bàn ngũ hành với 5 yếu tố tạo nên đất trời: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Đặc biệt, tại khu vực này bạn sẽ được chiêm ngưỡng mười bức tranh khổng lồ được làm từ đá phác họa lại mười giai đoạn cuộc đời của phật hoàng Trần Nhân Tông.
Chùa Hạ: Hay còn được biết đến với tên gọi chùa Phật Quang và cũng chính là địa điểm thứ hai trong chuyến hành trình khám phá Tây Yên Tử. Ngôi chùa được xây dựng khang trang, theo lối kiến trúc chùa chiền truyền thống của vùng Bắc Bộ với 8 mái chồng diêm và bên trên là hình ảnh “Lưỡng long chầu nhật”. Điểm nổi bật nhất tại chùa Hạ là cây cầu được làm bằng đá, nằm vắt mình trên triền núi cao nối giữa con đường hành hương với ngôi chùa. Nhìn từ xa, khiến cho du khách không khỏi liên tưởng đến “Vạn Lý Trường Thành thu nhỏ”
Chùa Thượng: Nằm ở độ cao gần 1000m so với mực nước biển và cũng chính là điểm tham quan cuối tại Tây Yên Tử. Tại đây, có đặt ba pho tượng đồng uy nghi của Trúc Lâm Tam Tổ là Phật hoàng Trần Nhân Tông, Sơ tổ Pháp Loa và Tam Tổ Huyền Quang. Khi đến tham quan tại chùa Thượng du khách sẽ được chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp được tạo nên bởi các dãy núi trùng điệp và các rừng cây ẩn hiện trong mây nơi đỉnh Phù Vân.
Chùa Đồng: Là ngôi chùa được biết đến bởi sự linh thiêng và nằm trên đỉnh núi Yên Tử. Đến đây, du khách đã hoàn thành được chuyến hành hương tái hiện lại hành trình đến với cõi Phật của vua Trần Nhân Tông. Đứng trên đỉnh Yên Tử và chắp tay thành tâm kính Phật sẽ giúp cho tâm hồn của du khách như được gột sạch đi những âu lo và muộn phiền.
Với độ dài chuyến đi là 2 ngày 1 đêm thì du khách có thể tham quan kết hợp với một số địa danh dưới đây để cho chuyến đi Tây Yên Tử của mình trở nên thú vị hơn:
Chùa Bổ Đà: Nằm ở trên núi Phượng Hoàng, xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, Bắc Giang. Chùa Bổ Đà chính là một trong những trung tâm Phật giáo lớn tại tỉnh Bắc Giang. Chùa được xây dựng vào khoảng thế kỷ XI và được trùng tu vào dưới thời vua Lê Dụ Tông (1705 – 1728). Trong chùa hiện nay có đặt tượng thờ Trúc Lâm Tam Tổ (Vua Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Trang).
Chùa Vĩnh Nghiêm: Hay còn được biết đến với tên gọi là chùa Đa Đức, tọa lạc tại làng Đức La, xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Nơi đây chính là một trong những ngôi chùa cổ duy nhất tại Việt Nam còn lưu giữ những dấu tích của Tam Tổ thiền phái Trúc Lâm tại Việt Nam. Đến với nơi đây, bạn không chỉ được hòa mình trong không gian linh thiêng mà còn được ngắm nhìn những công trình mang kiến trúc tuyệt đẹp như: Tòa Thiên đường, nhà Tổ đệ nhất, gác chuông…
Hồ Cấm Sơn: Là một trong những hồ nước nhân tạo lớn nhất miền Bắc thuộc huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Đến với nơi đây, du khách sẽ được ngắm nhìn cảnh sắc thiên nhiên đẹp vô cùng được tạo nên bởi những dãy núi cao uốn lượn và những hàng cây xanh mướt. Đặc biệt, giữa hồ còn có hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ nhấp nhô giữa lòng hồ tạo nên cảm giác như đang đặt chân vào một Hạ Long thu nhỏ vậy.
Làng cổ Bắc Hoa: Thuộc địa phận của xã Tân Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Đến với nơi đây, du khách sẽ được hòa mình vào lối sống bình dị của người dân tộc Nùng và ngắm nhìn những ngôi nhà cổ trình tường có tuổi đời hàng trăm năm. Đặc biệt, du khách không chỉ được đã con mắt mà còn được êm đôi tai khi lắng nghe điệu hát Sloong thiết tha, đằm thắm của bà con nơi đây.
Khu du lịch Suối Mỡ: Nằm tại xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Nơi đây được biết đến là khu du lịch tổng hợp lớn nhất tại tỉnh Bắc Giang khi cung cấp rất nhiều các hạng mục giải trí như: Cắm trại, leo núi, câu cá, bơi thuyền, đua ngựa, săn bắn…Khi bạn đang bị stress với cuộc sống hiện tại thì hãy đến đây để thư giãn và nghỉ ngơi nhé!
Những ẩm thực đặc sản tại Tây Yên Tử
Tại Tây Yên Tử, bạn có thể thưởng thức vô vàn những món ăn ngon của tỉnh Bắc Giang. Một trong số đó không thể không kể đến những món ăn sau đây:
Những món ăn từ măng trúc: Măng Trúc tại Tây Yên Tử thon dài và đặc biệt rất chắc. Mặc dù món ăn này có vẻ đơn giản và dễ làm, nhưng sự đặc biệt của măng trúc tại Tây Yên Tử thể hiện qua hương vị độc đáo, mà hiếm có loại măng nào có thể sánh kịp. Điều đặc biệt của loại măng này chính là, măng sau sau khi được nấu chín, sẽ không còn mang vị chua và đắng như phần lớn các loại măng khác.
Bánh chè lam: Khi thưởng thức bánh chè lam ở Tây Yên Tử, bạn sẽ cảm nhận được sự hòa quyện đầy tinh tế của các nguyên liệu. Bột nếp dẻo dai, mùi thơm đặc trưng, vị mật ngọt, gừng cay và chút lạc béo tạo nên một món điểm tâm độc đáo, với nhiều tầng hương vị khác nhau.
Gà đồi Yên Thế: Là giống gà ta và được người dân nuôi thả trên đồi. Không giống như các loại gà khác, gà Yên Thế được nuôi chủ yếu bằng gạo, ngô nên thịt rất chắc và ngọt. Khi nấu chín, thịt gà trở nên giòn và dai đúng mức, tạo cảm giác ngon miệng khi thưởng thức. Gà khi ăn kèm với nước chấm được pha từ lá chanh và sử dụng cùng nước luộc gà, món ăn trở nên hoàn hảo hơn bao giờ hết.
Bánh đa Thổ Hà: Nổi tiếng nhờ hương vị thơm ngon xuất sắc và nguyên liệu được chọn lọc một cách kỹ càng. Đặc biệt, bánh có hai loại là bánh đa nướng và bánh đa nem. Bánh đa nướng có màu vàng rộ, với độ giòn tan khi ăn, mang đến hương vị thơm ngon đặc trưng từ hạt vừng và lạc. Trong khi đó, bánh đa nem có màu trắng vừa phải, mềm dẻo và dai ngon, tạo nên một trải nghiệm ẩm thực đặc biệt cho người thưởng thức.
Nham cá: Đã trở thành món ăn không thể thiếu đối với người dân huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang. Nguyên liệu làm nham cá rất đơn giản bao gồm: Cá chép, trám đen, thịt ba chỉ, rau thơm, khế chua, lạc rang, rau húng…Món ăn này thu hút du khách bởi hương vị đặc biệt của quả trám thơm, bùi và ngậy.
Lịch trình tại Tây Yên Tử 2 ngày 1 đêm
Nếu như du khách muốn lên kế hoạch độ dài chuyến đi tại Tây Yên Tử trong vòng 2 ngày 1 đêm thì có thể kết hợp tham quan với một số địa điểm du lịch khác. Dưới đây là lịch trình chi tiết 2 ngày 1 đêm mà bạn có thể tham khảo.
Ngày 1: Hà Nội – Tây Yên Tử – Hồ Cấm Sơn – Bắc Giang
Sáng: Du khách bắt đầu khởi hành đi tham quan khu di tích Tây Yên Tử. Trên đường đi du khách có thể nghỉ ngơi và ăn sáng. Đến Khu di tích Tây Yên Tử, du khách tự do tham quan và dâng lễ tại các chùa trong quần thể khu di tích.
11h00: Du khách dùng bữa ăn trưa tại nhà hàng với các món đặc sản tại sản của tỉnh Bắc Giang. Sau đó, du khách nghỉ ngơi và thư giãn tại nhà hàng.
Chiều: Du khách đi tham quan vườn trái cây Lục Ngạn với vô vàn những loại quả hấp dẫn: Cam, bưởi, thanh long, vải thiều….Đặc biệt, tại đây bạn có thể thưởng thức trái cây ngay tại vườn hoặc mua về làm quà cho người thân. Sau đó du khách đến tham quan tại hồ Cấm Sơn và làm thủ tục nhận phòng. Hồ Cấm Sơn không chỉ có cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp mà còn chứa đựng kho tàng văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc Nùng, Tày, Dao và Sán Dìu.
18h30: Du khách xuống ăn tối tại nhà hàng và sau đó tự do khám phá Bắc Giang về đêm.
Ngày 2: Hồ Cấm Sơn – Làng cổ Bắc Hoa – Hà Nội
Sáng: Du khách xuống nhà hàng ăn sáng và làm thủ tục trả phòng. Sau đó, du khách đi tham quan tại Làng cổ Bắc Hoa – nơi lưu giữ nguyên vẹn hàng trăm ngôi nhà tranh vách đất cổ xưa của đồng bào dân tộc Nùng. Tiếp theo, du khách lên tàu đi du ngoạn trên hồ Cấm Sơn và ngắm nhìn khung cảnh sơn thủy hữu tình nơi đây.
Trưa: Du khách dùng cơm tại Đảo Kín và sau đó lên tàu trở lại bến.
14h00: Du khách lên xe trở về Hà Nội, trên đường đi du khách có thể mua những đặc sản tại Bắc Giang về làm quà cho người thân và gia đình. Về đến Hà Nội, du khách kết thúc chuyến hành trình Hà Nội – Tây Yên Tử – Hồ Cấm Sơn – Làng cổ Bắc Hoa – Hà Nội 2 ngày 1 đêm.
Trên đây là lịch trình du lịch được đông đảo du khách yêu thích tại dulich.pro.vn/tay-yen-tu mà bạn có thể tham khảo cho chuyến đi của mình trong thời gian sắp tới. Ngoài ra, cần hỗ trợ hoặc tư vấn về các dịch vụ du lịch tại Tây Yên Tử, đừng quên liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại hotline: 1900633278 nhé!
Lưu ý khi đi du lịch Tây Yên Tử 2 ngày 1 đêm
Trong chuyến hành trình đến với Tây Yên Tử, du khách nên bỏ túi cho mình những lưu ý dưới đây để chuyến đi thêm trọn vẹn nhé:
Đối với những du khách vừa muốn đi cáp treo, vừa muốn đi bộ thì nên lựa chọn mua vé cáp treo chiều lên và đi bộ ở chiều xuống.
Khu di tích Tây Yên Tử chưa phát triển mạnh về dịch vụ ăn uống, chính vì vậy bạn nên gọi những suất cơm hoặc ăn lót dạ bên đường có sức tham quan.
Vào cuối tuần, từ 8h00 – 10h00 số lượng người sử dụng cáp treo tăng đáng kể. Để tránh phải chen chúc, bạn nên tới Tây Thiên vào buổi sáng sớm hoặc buổi chiều.
Để tiết kiệm thời gian và tránh những công đoạn chờ đợi không cần thiết, bạn nên mua vé cáp treo khứ hồi và giữ vé cẩn thận để sử dụng cho lượt về.
Để tham quan tại chùa Đồng, sau khi xuống cáp treo, bạn sẽ phải mua vé tham quan có giá 40.000 VNĐ và di chuyển một đoạn đường bộ nữa là tới.
Hãy đặt chân đến Tây Yên Tử để cảm nhận không gian linh thiêng và tận hưởng vẻ đẹp của cảnh quan nơi đây. Hy vọng rằng, những kinh nghiệm du lịch tại Tây Yên Tử được chúng tôi chia sẻ thông qua bài viết này chính là những thông tin mà bạn đang tìm kiếm. Hãy để Tây Yên Tử là nơi lưu giữ những kỷ niệm đáng nhớ của bạn bên người thân và bạn bè nhé!